Người xứ nghệ có câu "Nhút Thanh Chương là đặc sản mà, người xứ nghệ có câu là Nhút thanh chương, tương Nam Đàn" , đúng vẫy nhút thanh chương một mon ăn rất là dân dã không quá là cầu kì.
Quả mít
Thanh Chương là huyện miền núi của Nghệ An nơi mà diện tích chủ yếu là đồi nú, chính vì điều đó mà người Thanh Chương trồng rất là nhiều mít.
Nguyên liệu làm nhút là quả mít xanh non hoặc hơi ương, được trảy xuống từ cây mít.
Mít được gọt vỏ gai bên ngoài, rửa sạch rồi thái chỉ. Thái xong, từng sợi dài được ngâm vào nước vo gạo cho hết nhựa và trở nên trắng nõn. Sau đó đem phơi nắng cho sợi mít săn lại. Sau khi phơi khô xong, cho xát muối cho chất mặn thấm đều vào từng sợi mít. Công đoạn cuối cùng là cho mít vào từng lon (lu) cùng với ớt, lá gừng và vài khúc mía nhỏ, đổ nước sôi để nguội cho ngập rồi dùng tấm gỗ ván chèn mặt trên của vại như muối dưa để sợi mít không bị nổi lên trên mặt và thâm đen. Chỉ vài ngày sau, món nhút có thể đưa ra ăn được.
Nhút thanh chương
Địa nhút
Để có được một hũ nhút mít ngon, người chế biến phải hết sức nhẫn nại. Mít non hái trên cây xuống, được gọt sạch vỏ, đặt lên một cái mẹt đã lót lá chuối. Rồi người làm bắt đầu băm quả mít, tỉ mẩn từ ngoài vào trong, sao cho cả xơ lẫn hạt đều phải nhỏ và đều rặp. Mà thứ mít non lắm nhựa, khi gọt vỏ rồi gặp gió là thâm sì ngay. Chỉ tội người chế biến vừa cật lực thái nhỏ, chốc chốc phải nhón một nhúm muối trộn vào phần đã băm xong để chúng không bị thâm đen. Nhút mà thiếu lá rau răm xanh non mơn mởn thì… không phải là nhút mít.

Món ăn Nhút có lẽ đã nhiều người biết đến, nhưng sự tích nhút xứ Nghệ được gắn với câu chuyện về cuộc sống nghèo khổ của người dân mảnh đất “gió Lào và cát trắng” có lẽ ít mấy ai biết đến, rằng vì thiếu cái ăn nên người ta đã nghĩ cách tận dụng chính sản vật sẵn có của mình để làm thức ăn.

“Cho con về thăm lại Thanh Chương
"Nhút mặn cà chua" câu hát xưa còn đó
Thanh Chương quê nghèo suốt đời con nhớ
Thương câu nói "vụng về"...Em chê.
Nay xa quê hương con muốn tìm về
Nhút có mặn cà có chua con cũng về cho bằng được
Thanh Chương quê mình mặn mà sau trước
Nghĩa xóm tình làng mộc mạc thân thương”

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Top