Những cô gái xinh đẹp trên chiến trường Điện Biên
Họ là những cô gái trẻ, phơi phới tuổi thanh xuân háo hức đi chiến dịch Điện Biên để lại những khoảnh khắc đẹp, những câu chuyện về tình đồng chí, đồng đội và tình yêu đôi lứa đầy xúc động nơi khói lửa…
Với tinh thần “Tất cả vì chiến dịch”, những người mẹ, người chị năm xưa đã không quản ngại khó khăn gian khổ, cống hiến trọn vẹn tuổi thanh xuân của mình cho đất nước. Họ sẵn sàng hi sinh lợi ích riêng vì lợi ích của cả dân tộc…
Nhân kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954- 7/5/2014), cùng Dân trí nhìn lại hình ảnh và câu chuyện của hơn 10 nữ nhân chứng lịch sử sẽ được giới thiệu tại buổi khai mạc triển lãm "Ký ức Điện Biên" vào ngày 6/5 tới.
|
"Đường lên Tây Bắc bao vất vả, thiếu thốn, nhiều lúc muốn bỏ cuộc. Nhưng nghĩ đến việc được phục vụ chiến dịch, tôi như được tiếp thêm sức mạnh, lại mong hành quân thật nhanh tới chiến trường", Y tá Trần Thị Luật, 21 tuổi, đội điều trị 3 |
|
Y tá Phạm Thị Tín, 21 tuổi, người Hà Nội. Bà bị đau mắt đơn vị cho ở lại vẫn quyết tâm đi chiến đấu |
|
Y tá Nguyễn Thị Hồng Minh, 20 tuổi, từ một nữ sinh Hà Nội đầy bỡ ngỡ đã trở thành nữ chính trị viên |
|
Y tá Kim Thị Hữu, 23 tuổi, từ một cô gái hay khóc vì nhớ nhà đã trở thành chiến sỹ thi đua toàn quân |
|
Y tá Nguyễn Thị Được, 25 tuổi (Nghệ An), náo nức đi chiến dịch Điện Biên Phủ và trở thành nữ y tá duy nhất trong đội phẫu thuật tiền phương |
|
Y tá Phùng Thị Tâm, 24 tuổi, đội điều trị 6 luôn cười tươi trước những khó khăn ở chiến trường. "Tôi đi chiến dịch vào tháng 11, 12. Ban đêm gió rét, chân lội suối buốt như kim châm, đi đường rừng nên hai đôi dép được phát hỏng hết, tôi phải lấy bẹ cây cọ vạt đi khoan lỗ buộc dây để đi nhưng vẫn không thấy khổ" |
|
Y tá Nguyễn Thị Mai Tâm, 19 tuổi (bên trái): "19 tuổi tốt nghiệp lớp dược tá, tôi nhập ngũ vào Cục quân giới. Chúng tôi hành quân ban đêm, đi nhanh như nước chảy, ai mệt thì vắt tay lên vai người đi trước, vừa đi vừa cõng theo thương binh. Mỗi lần vượt dốc, qua suối tưởng chừng không còn sức để đi tiếp, nhưng khi nghĩ được cống hiến cho Tổ Quốc thì không ai nề hà gì cả" |
|
Y sỹ Lê Thị Bích Hoàn, 22 tuổi, sẵn sàng từ chối công tác ở Quân y viện để ra chiến trường |
|
Y sỹ Lê Thị Bích Hoàn, 22 tuổi, sẵn sàng từ chối công tác ở Quân y viện để ra chiến trường |
|
Y tá Ngô Thị Thái Nghiêm, 22 tuổi, từ bỏ cuộc sống phồn hoa đất Hà Thành để theo cha đi kháng chiến |
|
Nguyễn Thị Sắn, 28 tuổi với tấm ảnh kỷ niệm cuộc đời quân ngũ sau chiến thắng Điện Biên Phủ |
|
Đây rồi ! Một thời hào hùng , một thời đáng tự hào , trân trọng ! Đừng nghĩ là hô khẩu hiệu nhé ...nó phải đổi và đã đổi bằng quá nhiều xương máu đấy , kể cả những giẻ xương , những giọt máu vẫn còn lẫn trong lòng đất .
Nguồn(dantri.com.vn)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét