Khi Hồng Kông được chính phủ Anh Quốc trao trả lại cho Trung Quốc vào năm 1997, hai bên đã đồng ý thỏa thuận việc thuộc địa cũ này của Anh sẽ tồn tại song song với Trung Quốc theo nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ”, đồng nghĩa với việc Hồng Kông được phép được tự chủ, thậm chí được phép có nền dân chủ thực sự. Tuy nhiên, những lời hứa đó đã không bao giờ được thực hiện, và điều này đã làm cho người dân Hồng Kông thực sự thất vọng.
Joshua Wong |
Tháng trước, chính phủ Trung Quốc tuyên bố sẽ cho phép người Hồng Kông bỏ phiếu bầu lãnh đạo kế tiếp của họ vào năm 2017 như đã hứa, nhưng các ứng cử viên phải được sự chấp thuận của một ủy ban do Bắc Kinh lựa chọn. Những nhà hoạt động dân chủ như Wong cho biết điều đó sẽ phá tan mọi hy vọng về một lựa chọn dân chủ thực sự.
Joshua Wong, nhà hoạt động học sinh mới 17 tuổi, đồng thời là lãnh đạo của phong trào Scholarism tại Hồng Kông, được cho là đã bị cảnh sát bắt trong đợt biểu tình phản đối chính quyền của sinh viên vừa qua.
Theo thông tin do bà Yvonne Leung Lai-kwok[2], chủ tịch hội sinh viên Đại học Hong Kong, cung cấp cho tờ Nhật Báo Hoa Nam Buổi Sáng (South China Morning Post) thì Wong đã bị bắt cùng với bốn người biểu tình khác tại trụ sở chính phủ Hong Kong, và hiện đang bị cáo buộc tội danh tấn công cảnh sát.
Vụ việc trên xảy ra vào cuối đợt bãi khóa kéo dài cả tuần lễ của học sinh nhằm phản đối hành động bác bỏ quyền phổ thông đầu phiếu tại Hồng Kông, một điều vốn đã được chính phủ Trung Quốc hứa hẹn trước đây.
Có hơn 5.000 học sinh, sinh viên Hồng Kông đã tiến hành biểu tình phản đối “trái luật” trước trụ sở cơ quan chính phủ Hong Kong tại công viên Tamar trong vòng năm ngày liên tiếp. Tối ngày 26 tháng 09 vừa qua, đã có ít nhất 100 học sinh, sinh viên đột nhập vào Quảng trường Dân sự (Civic Square), khu vực công cộng vốn đã được phong tỏa từ vài tháng trước.
Ngay sau đó, cảnh sát trang bị bình xịt hơi cay đã được điều động để giải tán cuộc biểu tình và bắt giữ những người đột nhập vào quảng trường.
Khi Hồng Kông được chính phủ Anh Quốc trao trả lại cho Trung Quốc vào năm 1997, hai bên đã đồng ý thỏa thuận việc thuộc địa cũ này của Anh sẽ tồn tại song song với Trung Quốc theo nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ”, đồng nghĩa với việc Hồng Kông được phép được tự chủ, thậm chí được phép có nền dân chủ thực sự. Tuy nhiên, những lời hứa đó đã không bao giờ được thực hiện, và điều này đã làm cho người dân Hồng Kông thực sự thất vọng.
Tháng trước, chính phủ Trung Quốc tuyên bố sẽ cho phép người Hồng Kông bỏ phiếu bầu lãnh đạo kế tiếp của họ vào năm 2017 như đã hứa, nhưng các ứng cử viên phải được sự chấp thuận của một ủy ban do Bắc Kinh lựa chọn. Những nhà hoạt dân chủ như Wong cho biết điều đó sẽ phá tan mọi hy vọng về một lựa chọn dân chủ thực sự.
Cuộc biểu tình của học sinh, sinh viên đã nhận được sự ủng hộ từ nhiều người dân Hồng Kông. Lãnh đạo các trường đại học, giảng viên và liên đoàn giáo viên lớn nhất tại Hồng Kông đã cam kết ủng hộ việc biểu tình. Hầu hết các trường đại học đều tuyên bố rằng những sinh viên tham gia vào các cuộc biểu tình sẽ không bị nhà trường trừng phạt.
Về phần Wong, cậu đã là một trong những lãnh đạo của phong trào học sinh, sinh viên kể từ năm 2011. Cậu bắt đầu hoạt động chính trị của mình từ năm 15 tuổi, ngay sau khi chính phủ trung ương có ý định áp dụng chương trình “Giáo dục đạo đức và lòng yêu nước” thân cộng tại những trường công lập tại Hồng Kông. Để đáp lại hành đông ấy, Wong đã khởi xướng phong trào biểu tình sinh viên Scholarism. Vào tháng 9 năm 2012, phong trào đã tập hợp được 120.000 người biểu tình và tổ chức 13 đợt tuyệt thực để thực hiện “chiếm đóng” trụ sở chính phủ tại Hồng Kông. Trước tình hình đó, giới lãnh đạo Hồng Kông đã rút lại đề xuất của mình.
Thành công của phong trào Scholarism đã khích lệ giới trẻ tham gia vào các hoạt động xã hội. Scholarism có 300 thành viên thường trực là học sinh, sinh viên, và chính họ đã giúp tổ chức cuộc biểu tình trong tuần vừa qua.
Những nỗ lực của Wong đã khiến cậu bị các cơ quan truyền thông của chính chủ gắn cái mác “cực đoan”.
Mặc dù Wong có một phong cách lịch sự và hòa nhã, nhưng những phát biểu hùng hồn của cậu đã không giúp xua tan được cáo buộc của chính quyền rằng cậu là một người theo “chủ nghĩa cực đoan”.
“Bạn phải xem mỗi trận đánh như là trận đánh cuối cùng của mình – chỉ khi như thế, bạn mới có đủ quyết tâm và dũng khí để chiến đấu (cho tự do, dân chủ)” – trích phát biểu gần đây của Wong với CNN.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét