Trí tuệ nhân tạo sẽ đe dọa loài người
Những ngày này, cả thế giới đang xôn xao trước một trận đấu lịch sữ giữa con người và máy móc. Trí thông minh nhân tạo (AI) AlphaGo của Google đã giành chiến thắng thuyết phục 4-1 trong 5 ván đấu trước nhà vô địch cờ vây thế giới người Hàn Quốc Lee Sedol. Đây là lần đầu tiên máy tính chơi cờ vây ở đẳng cấp cao như vậy và rồi giành chiến thắng.
Mặc dù chuyện dường như không có gì to tát nhưng thực sự lại có ý nghĩa rất lớn. Máy tính Deep Blue của IBM có thể đã đánh bại nhà vô địch cờ vua thế giới Garry Kasparov vào 20 năm trước, nhưng cờ vây và cờ vua rất khác nhau. Bàn cờ vây rộng hơn và số nước đi có thể tạo ra lớn hơn rất nhiều. Có một số lý do giải thích tại sao dạy máy tính chơi cờ vây hơn lại khó hơn. Cho đến gần đây máy tính mới bắt đầu đánh bại các kỳ thủ cờ vây đẳng cấp cao, và đó là khi con người chơi chấp quân. Vì thế, việc máy tính giành chiến thắng trước một trong những kỳ thủ giỏi nhất của nhân loại mà không cần chấp quân có ý nghĩa rất lớn.
Sự kiện trên đang thu hút nhiều sự chú ý của giới công nghệ Trung Quốc và những người có ảnh hưởng nhất trong làng công nghệ nước này cũng đã lên tiếng. CEO của Xiaomi, Lei Jun và nhà sáng lập Innovation Works đồng thời là cựu giám đốc Google ở Trung Quốc, Kaifu Lee thậm chí còn viết các bài bình luận về sự kiện này trên trang Sina Tech.
Cả hai bài viết đều rất sâu sắc và cung cấp cái nhìn của những ông trùm công nghệ về tương lai của AI. Dưới đây là bài viết của Kaifu Lee:
(Kaifu Lee viết bài này vào thời điểm sau ván thắng đầu tiên của AlphaGo, trước ván thứ hai mà AlphaGo cũng đã thắng).
Hôm qua, AlphaGo đã thắng ván đầu tiên trước nhà vô địch cờ vây thế giới Lee Sedol. Sự kiện này đã khiến nhiều người phải thốt lên rằng:“máy tính đã vượt qua con người, khoa học viễn tưởng đã trở thành hiện thực”. Điều thú vị là một số người còn tự hỏi liệu AlphaGo có cố tình chịu thua các ván tiếp theo để không khơi gợi nghi ngờ của con người về tham vọng thống trị nhân loại của cỗ máy này. Thực ra, mặc dù máy móc giỏi hơn con người ở khả năng phân tích logic, chúng vẫn chỉ là một công cụ được sử dụng bởi con người. Mối nguy thực sự của những AI như AlphaGo không phải ở chỗ nó sẽ thống trị con người mà là nó sẽ khiến con người mất đi tinh thần chiến đấu và mục đích sống.
Một số người nói AlphaGo có thể tư duy như con người và với tốc độ nhanh hơn. Nhưng điều đó không thực sự đúng. AlphaGo nhanh hơn con người rất nhiều nhưng tư duy của AlphaGo lại không giống con người. AlphaGo có khả năng tư duy logic sâu và sau một vài điều chỉnh của các chuyên gia, nó có thể đánh bại con người ở bất cứ vấn đề logic thuần túy nào. Máy móc đang suy nghĩ nhanh hơn, khả năng học hỏi của chúng đang mạnh hơn và chúng đang tiếp cận với ngày càng nhiều dữ liệu hơn.
Vì thế, AI được phát triển dựa trên khả năng “học sâu” có thể đem lại những thay đổi gì? Trong tương lai, chúng ta sẽ chứng kiến nhiều ứng dụng thương mại của AI. AI sẽ giải quyết vấn đề, và tạo ra nhiều giá trị cho các cá nhân và doanh nghiệp. Chẳng hạn như AI có thể tạo ra lợi nhuận lớn hơn với rủi ro thấp hơn trong lĩnh vực đầu tư. Việc chẩn đoán và giải mã gien tự động sẽ giúp đưa ra các phương pháp điều trị tùy biến cho mỗi bệnh nhân. Các công cụ gợi ý sẽ gợi ý chính xác sản phẩm, thực phẩm và thậm chí cả bạn bè mà người dùng muốn. Với dữ liệu lớn, máy tính cấp cao và điều chỉnh của con người, AI không cần phải cạnh tranh với con người vì con người rõ ràng là yếu thế hơn. Giống như việc không ai có thể cạnh tranh với các công cụ tìm kiếm trong việc tìm kiếm thông tin trên mạng.
Những công nghệ này có thể hỗ trợ các chuyên gia hoặc có thể thay thế họ. Các lao động không có chuyên môn cao có thể bị thất nghiệp. Trong 10 năm tới, nhiều công việc tồn tại hiện nay sẽ được thay thế bằng máy tính. Máy móc sẽ thay thế nhiều y tá, phóng viên, kế toán, giáo viên, quản lý tài chính, v.v. Bất cứ công việc nào chứa các từ ngữ như “trợ lý”, “trung gian” hoặc “môi giới” đều có nhiều khả năng bị thay thế. Máy móc thì không cần lương. Chúng chỉ cần điện và mạng Internet và có thể làm việc 24 giờ một ngày, 365 ngày một năm. Những máy móc này sẽ giúp chúng ta tạo ra hầu hết của cải cho thế giới.
Mặc dù những máy móc này thực sự rất thông minh, hiệu suất, chăm chỉ và rẻ tiền, chúng vẫn không có phẩm chất như con người. Chúng chỉ là những máy tính và công cụ vô cảm. Khi AlphaGo đánh bại Lee Sedol trong ván cờ đầu tiên, nó không biết hạnh phúc và không hiểu chúng ta nói gì về nó. Nó thậm chí còn không biết mình thắng ván cờ như thế nào. Tư duy của nó rất vượt trội, nhưng nó không thể trả lời các câu hỏi như “chiến thắng có cảm giác như thế nào?” hoặc “tại sao chơi cờ vây lại vui?” hoặc thậm chí “làm thế nào để thắng ván cờ này?”
Máy tính hiện nay vẫn chưa thể hiểu được cảm xúc của con người, những giá trị và khái niệm như tin tưởng và tôn trọng. Mỹ thuật, cái đẹp, tình yêu, khiếu hài hước là những khái niệm hoàn toàn xa lạ với máy móc. Một nhà nghiên cứu về AI đã xây dựng một hệ thống cảm nhận hài hước và sau đó đưa vào một mẩu chuyện cười. Nhưng đọc xong dòng chữ nào thì máy tính cũng nói“ha ha”. Vì thế máy móc hiện nay thậm chí còn không bằng đứa trẻ hai tuổi ở khía cạnh này. Đây là một thách thức lớn đối các nhà nghiên cứu AI.
Vì thế những máy móc này chỉ là công cụ để tạo ra giá trị. Ít nhất trong thời điểm hiện tại, chúng ta không phải lo sợ về việc AI thống trị nhân loại (mặc dù chúng ta cần cảnh giác với các công ty chuyên về big data và deep learning để chắc rằng họ không làm tổn hại đến người dùng). Vậy chúng ta phải lo lắng về điều gì? Những máy móc tính năng mạnh này sẽ gây ra làn sóng thất nghiệp chưa từng thấy. Kỷ nguyên“máy móc thay thế con người” sẽ tạo ra những thay đổi to lớn hơn nhiều so với cuộc cách mạng công nghiệp hoặc kỷ nguyên thông tin.
Nhưng thất nghiệp chưa phải là khía cạnh đáng ngại vì máy móc sẽ tạo ra những giá trị mà có thể hỗ trợ các công nhân thất nghiệp và toàn bộ nhân loại. Điều mà con người cần thực sự lo lắng là: một khi máy tính chăm lo được cho cuộc sống của chúng ta, và chúng ta đều thỏa mãn được các nhu cầu cơ bản trong tháp nhu cầu Maslow, liệu con người còn có ý chí để theo đuổi những thách thức vĩ đại và hoàn hiện bản thân? Hay chúng ta chỉ sống cho qua này mà không biết mình muốn làm gì?
Trước những mối lo này, tôi nghĩ chúng ta phải:
1. Giáo dục lòng đam mê. Chúng ta phải truyền cảm hứng cho trẻ em để khơi gợi sự ham học của chúng. AlphaGo luôn sẵn sàng học hỏi từ con người, vì thế chúng ta cũng cần học để sử dụng máy móc tốt hơn. Những đứa trẻ ham học sẽ không sống một cách vô hồn.
2. Chú trọng giáo dục não phải và cân bằng giữa nghệ thuật và khoa học. Máy móc sẽ vượt con người ở não trái (phụ trách tư duy logic và khoa học) và có lẽ con người phải giảm sự phụ thuộc vào hệ thống giáo dục STEM (Khoa Học, Công Nghệ, Kỹ Thuật và Toán Học) trong vài thập kỷ qua để dành nhiều thời gian hơn học những thứ mà máy móc không thể như thơ ca, mỹ thuật, âm nhạc, điện ảnh, văn hóa, tôn giáo, triết học, truyền thông, v.v. Điều này không có nghĩa là chúng ta không cần học các môn khoa học mà là chúng ta nên cho phép con người tự do học cái mình thích đồng thời chú trọng các môn khoa học nhân căn. Chúng ta cần cân bằng giữa khoa học nhân văn và khoa học tự nhiên, và khuyến khích việc nghiên cứu và phát triển tài năng ở cả hai lĩnh vực trên.
3. Khuyến khích thanh niên thách thức bản thân không ngừng nghỉ. Chúng ta không nên lãng phí thời gian vào những công việc mang tính lặp đi lặp lại mà nên nỗ lực để trở thành người có năng lực chuyên sâu và cao nhất trong lĩnh vực mình quan tâm.
Bức thư nói đúng những điều mà mình suy nghĩ suốt từ sau Tết đến giờ.
Trước đây, mình thần tượng khả năng suy nghĩ logic sắc sảo, còn bây giờ mình quan tâm đến phát triển trực giác và khả năng tưởng tượng. Và ngoài ra, mình cũng quan tâm tới tốc độ thực thi những sáng kiến mà trực giác đưa ra.
Trong "Think Fast & Slow", tác giả cho rằng trực giác chỉ là bộ nhớ của não vô thức. Tức là vẫn là những dữ liệu mà con người thu thập trong quá khứ. Tuy nhiên, sau những trải nghiệm thiền gần đây, mình quyết định loại bỏ quan điểm này.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét